Phía Orange nói gì trước thông tin 'bồi thường 1,4 tỉ đồng' cho Châu Đăng Khoa?
Sáng nay 8.3, tại Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn FVG Travel tổ chức hội thảo Lữ hành quốc tế - Quảng Nam 2025 chủ đề "Cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang: Nơi thiên nhiên giao hòa cùng văn hóa".Tham dự hội thảo có anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, hơn 300 đại biểu, các chuyên gia du lịch, các tổ chức quốc tế và một số Tổng lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam.Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, đánh giá hội thảo lữ hành quốc tế - Quảng Nam 2025 là một trong những sự kiện quan trọng, hoạt động có ý nghĩa sâu sắc đối với tỉnh nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Quảng Nam đến với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế. Đây cũng là cơ hội quý báu để Quảng Nam tiếp thu các ý kiến của quý đại biểu, qua đó tiếp tục nghiên cứu những chủ trương định hướng, chỉ đạo và giải pháp thực hiện để phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững trong thời gian đến. Theo ông Triết, cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang là tuyến du lịch nội tỉnh chính thức đầu tiên được công bố trong định hướng phát triển hành lang du lịch mới tỉnh Quảng Nam kết nối trung tâm du lịch Hội An - Mỹ Sơn với các vùng phía tây, phía nam của tỉnh, xa hơn là kết nối với các trung tâm du lịch trong nước và khu vực. Trên cơ sở đó, các đơn vị, doanh nghiệp du lịch sẽ đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, cung cấp các dịch vụ có chất lượng phục vụ du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt sẽ hình thành các chương trình du lịch đa dạng với chủ đề khác nhau, kết nối các điểm du lịch trên một hay nhiều tuyến du lịch. Ông Triết đề nghị, để Quảng Nam trở thành điểm đến hấp dẫn với khách du lịch, nhà đầu tư trong nước và quốc tế, bên cạnh những định hướng phát triển và xây dựng các cơ chế, chính sách, chương trình phát triển du lịch mang tính lâu dài, chiến lược thì sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, sự phối hợp, hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự liên kết hợp tác giữa các địa phương, ngành, lĩnh vực, sự quan tâm của các chuyên gia du lịch... có ý nghĩa hết sức quan trọng, cần thiết trong bối cảnh hiện nay; đặc biệt là sự đồng hành của các doanh nghiệp du lịch."Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định, ngành du lịch là nền tảng tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. Quảng Nam tập trung phát triển, tạo ra những sản phẩm du lịch xanh, dựa vào nền tảng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và các giá trị văn hóa bản địa đặc trưng, tạo cơ hội cho việc bảo tồn tài nguyên và phát triển du lịch một cách bền vững. Phát triển kinh tế không phải bằng mọi giá mà phải có sự phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường", ông Triết nhấn mạnh.Phát biểu tại hội thảo, anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, cho hay trong bối cảnh khởi nghiệp ngày càng được quan tâm, nhiều bạn trẻ đã tận dụng tài nguyên để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Từ các homestay truyền thống đến các tour du lịch trải nghiệm văn hoá, ẩm thực, thanh niên đã góp phần làm phong phú thêm hệ sinh thái du lịch của đất nước, của tỉnh nhà. Điều này không chỉ góp phần bảo tồn di sản mà còn tạo nên sức hút đặc biệt cho du khách trong và ngoài nước.Anh Nguyễn Tường Lâm cho rằng, để tiếp tục phát huy vai trò của thanh niên trong phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa tỉnh nhà, phát triển du lịch và đặc biệt là du lịch trải nghiệm bền vững, đề nghị lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tiếp tục quan tâm tạo điều kiện, cơ chế để thanh niên được tham gia trực tiếp đóng góp gìn giữ và xây dựng văn hóa địa phương.Anh Lâm cũng đề nghị cần phải có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện hỗ trợ thanh niên nói chung, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, cần ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ trong quảng bá du lịch; xây dựng mạng lưới kết nối thanh niên khởi nghiệp du lịch."Với sức trẻ, nhiệt huyết và sáng tạo, tôi tin rằng thanh niên Quảng Nam nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch, góp phần quảng bá đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế", anh Nguyễn Tường Lâm nói.Tại hội thảo, các chuyên gia du lịch, tổ chức quốc tế và đại diện các doanh nghiệp cũng đã trình bày tham luận nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Nam nói chung và miền núi phía tây của tỉnh nói riêng; đồng thời nhằm đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến Quảng Nam.Trình bày tham luận, ông Nguyễn Anh Tấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FVG, cho biết Quảng Nam có lợi thế nằm trên con đường di sản miền Trung, là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, là nơi hội tụ, kết tinh của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị, nổi bật với hai di sản văn hóa thế giới là khu đền tháp Mỹ Sơn và phố cổ Hội An, cùng nhiều danh thắng, điểm du lịch nổi tiếng thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan mỗi năm.Việc hình thành một sản phẩm mang tính kết nối các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, thêm tour tuyến mới cũng như giới thiệu các sản phẩm mới với quy mô lớn dành cho du khách trong và ngoài nước trải nghiệm là điều vô cùng cần thiết để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế tỉnh nhà. Vì vậy, việc hình thành "Cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang" để khai thác tối đa tiềm năng du lịch của Quảng Nam, là đòn bẩy để phát triển du lịch và kinh tế, nâng cao vị thế của tỉnh nhà trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới."Cung đường di sản là cầu nối để quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, từ lễ hội, nghề thủ công đến ẩm thực địa phương. Đây cũng là cách để gắn kết phát triển kinh tế với việc giữ gìn bản sắc dân tộc, tránh nguy cơ mai một trước sự phát triển hiện đại hóa", ông Tấn chia sẻ.Dịp này, UBND tỉnh Quảng Nam đã công bố quyết định và trao chứng nhận du lịch xanh cho Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang; Công bố quyết định phê duyệt tuyến khai thác vận tải trên cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang.Ngoài ra, ký kết các biên bản ghi nhớ liên kết, hợp tác phát triển du lịch Quảng Nam. Đặc biệt là công bố hành lang phát triển du lịch mới tỉnh Quảng Nam với chủ đề: "Cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang: Nơi thiên nhiên giao hòa cùng văn hóa" nhằm mở rộng không gian du lịch, giảm áp lực lên di sản, kết nối đa dạng các nền văn hóa thu hút khách.Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam cũng trao chứng nhận kỷ lục hành lang có mái che hình rồng dài nhất Việt Nam với chiều dài 460 mét được xây dựng dựa trên kiến trúc rồng thời Lý.Nhiều ĐH Hàn Quốc mở ngành riêng cho du học sinh, dạy K-pop, K-drama
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Sống trong nỗi lo bờ biển sạt lở cuốn nhà
Ngày 28.1 (29 tháng chạp), Công an tỉnh Bình Phước phối hợp Công an TP.Đồng Xoài tiến hành điều tra vụ phát hiện thi thể một cô gái trẻ nổi trên bờ hồ Suối Cam (KP.Phú Lộc, P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) vào trưa cùng ngày.Trước đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, người dân đi chơi ở khu vực bờ hồ Suối Cam (thuộc KP.Phú Lộc, P.Tân Phú) bất ngờ phát hiện dưới mép bờ hồ một thi thể nữ trong tư thế nằm sấp, úp mặt xuống nước, trên người mặc áo đen, quần jean, nên trình báo cơ quan công an. Nhận được tin báo, lực lượng công an đến hiện trường điều tra, làm rõ. Qua xác minh, danh tính nạn nhân được xác định là P.T.G (25 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài). Hiện vụ việc phát hiện thi thể cô gái trẻ dưới hồ Suối Cam được cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã bổ nhiệm ông Lê Văn Thành, Chánh văn phòng Bộ NN-PTNT, giữ chức Chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; bổ nhiệm 8 cán bộ giữ chức Phó chánh văn phòng bộ. Bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), giữ chức Chánh văn phòng Đảng ủy bộ và bổ nhiệm 2 Phó chánh văn phòng Đảng ủy.Về lãnh đạo 30 đơn vị trực thuộc bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; ông Lê Vũ Tuấn Anh, giữ chức Chánh thanh tra bộ; ông Đặng Ngọc Điệp giữ chức Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính; ông Phạm Đức Luận giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai; ông Hoàng Ngọc Lâm giữ chức Cục trưởng Cục Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam.Bổ nhiệm ông Trần Tuấn Ngọc giữ chức Cục Viễn thám quốc gia; ông Nguyễn Văn Long giữ chức Vụ trưởng Vụ KH-CN; ông Trần Đình Luân giữ chức Cục trưởng Cục Thủy sản và kiểm ngư; ông Dương Tất Thắng giữ chức Cục trưởng Cục Chăn nuôi và thú y; ông Nguyễn Trường Giang giữ chức Chánh văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; ông Trần Bình Trọng giữ chức Cục trưởng Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam; ông Lê Phú Hà giữ chức Cục trưởng Cục Chuyển đổi số; ông Ngô Hồng Phong giữ chức Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường; ông Trần Công Thắng giữ chức Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách nông nghiệp và môi trường.Bổ nhiệm ông Lê Quốc Thanh giữ chức Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia; ông Nguyễn Thượng Hiền là Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn; ông Tăng Thế Cường là Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu; ông Hoàng Văn Thức là Cục trưởng Cục Môi trường; ông Trần Quang Bảo là Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và kiểm lâm; ông Nguyễn Văn Tài là Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ông Đào Trung Chính giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đất đai; ông Châu Trần Vĩnh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước; ông Nguyễn Đỗ Tuấn Anh giữ chức Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; ông Huỳnh Tấn Đạt giữ chức Cục trưởng Cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật; ông Phan Tuấn Hùng giữ chức Vụ trưởng Vụ Pháp chế; ông Lê Đức Thịnh giữ chức Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và hải đảo Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Thạch giữ chức Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường; ông Đào Xuân Hưng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường.Tại buổi lễ, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, thực hiện chủ trương và kế hoạch của Ban Chỉ đạo T.Ư và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 18, đến nay, bộ đã sắp xếp và tổ chức lại 55 tổ chức, đơn vị thành 30 đơn vị. Trong đó, có 26 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp trực tiếp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và 10 thứ trưởng đã được Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm, gồm các ông, bà: Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Hoàng Hiệp, Trần Thanh Nam, Nguyễn Quốc Trị, Phùng Đức Tiến, Hoàng Trung và Võ Văn Hưng.Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang là bộ có nhiều thứ trưởng nhất sau khi thực hiện hợp nhất, tinh gọn bộ máy thực hiện Nghị quyết 18.
Kỳ 10: Bác sĩ Phan Văn Thái: Người không từ chối những ca ‘9 chết 1 sống’
Như Thanh Niên đã phản ánh, đầu năm 2024, các cơ quan chức năng TP.Đà Lạt và H.Đức Trọng phát hiện nhiều công trình xây dựng không phép, sai phép tại dự án mở rộng, nâng cấp KDL thác Prenn.